Thành lập công ty trọn gói từ A - Z

Tục ngữ có câu “Phi thương bất phú” có ý nghĩa để nói chỉ có kinh doanh, buôn bán thì mới nhanh giàu được. Thật vậy, kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu kinh doanh thành lập công ty ngày càng nhiều. Nhằm giúp mọi người có thể thành lập công ty một cách dễ dàng, tránh mất thời gian công sức. Chúng tôi công ty tư vấn luật INNOSIGHT đưa ra cách thức thành lập doanh nghiệp đầy đủ thông qua bài viết dưới đây.

Điều kiện thành lập công ty.

Muốn thành lập công ty cần có những điều kiện sau đây:

Quyền thành lập công ty

Quyền thành lập công ty là việc cá nhân, tổ chức được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam một cách hợp pháp. Pháp luật không có quy định cụ thể những trường hợp được thành lập doanh nghiệp mà chỉ quy định những trường hợp không được quyền thành lập doanh nghiệp. Theo đó những cá nhân tổ chức thuộc trường hợp sau đây không có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam:

Đặt tên công ty:

Tên công ty là một vấn đề pháp lý có ý nghĩa quan trọng. Tên công ty thể hiện loại hình công ty đó là gì, ngành nghề kinh doanh hoặc dịch vụ làm việc của một công ty đó. Việc đặt tên đúng theo quy định của pháp luật là điều kiện bắt buộc để thành lập một công ty. Khi đặt tên công ty cần lưu ý những điểm sau:

Tên công ty phải gồm 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Trong đó tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Đặt tên trùng là việc đặt tên giống hoàn toàn so với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Tên công ty không được gây nhầm lẫn với công ty đã đăng kí trước đó. Thực tế cho thấy nhiều người đặt tên công ty cố ý gây nhầm lẫn với công ty khác nhằm lợi dụng thương hiệu, uy tín của công ty khác để thu hút khách hàng nhằm chuộc lợi, thu lợi bất chính.

Đặt tên sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc.

Trụ sở chính doanh nghiệp, công ty

Trụ sở chính của công ty là nơi có vai trò quan trọng. Là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, nơi giao thương giữa các bên trong quan hệ hợp đồng, căn cứ xác định trách nhiệm của các bên trong một số trường hợp nhất định.

Thấy được tầm quan trọng của việc đặt trụ sở chính của công ty. Pháp luật quy định bắt buộc trụ sở chính của doanh nghiệp phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam. Và nơi đặt trụ sở phải xác định được rõ địa chỉ cụ thể.

Vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty

Đối với công ty cổ phần: vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: vốn điều lệ là tổng số vốn mà chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp được ghi vào điều lệ của công ty khi thành lập doanh nghiệp.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty đã được ghi vào điều lệ của công ty.

Công ty hợp danh: là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty hợp danh đã được ghi vào điều lệ của công ty.

Vốn pháp định: pháp luật quy định cụ thể đối với những công ty kinh doanh ngành nghề bắt buộc phải đảm bảo có đủ số vốn theo yêu cầu, trong thời hạn nhất định mới đủ điều kiện thành lập công ty.

Người đại diện theo pháp luật

Công ty, doanh nghiệp là một tổ chức thành lập hợp pháp thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ đó thì cần phải có người đứng ra thay mặt công ty, đại diện cho công ty thực hiện giao dịch dân sự, trách nhiệm pháp lý khác. Vì vậy mỗi công ty doanh nghiệp phải có người người đại diện theo pháp luật.

Một công ty có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật, điều lệ công ty đã quy định cụ thể. Mỗi công ty cần phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật, trường hợp người đại diện đó vắng mặt, chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt tù, mất năng lực hành vi dân sự, bị cầm đảm nhiệm các chức vụ, hành nghề thì thì phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật.

Dấu công ty

Dấu công ty là đặc điểm riêng biệt nhằm giúp nhận diện doanh nghiệp khi tham gia vào các giao dịch dân sự, kinh tế, các quan hệ pháp luật khác. Công ty có thể khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số về giao dịch điện tử phù hợp với mình.

Hồ sơ thành lập công ty

Pháp luật có quy định về hồ sơ đối với từng loại công ty cụ thể như sau:

Thứ nhất, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định do Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành.

Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân (chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu).

Thứ hai, hồ sơ đăng ký công ty cổ phần gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần theo mẫu quy định do Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành.

  • Điều lệ công ty.

  • Danh sách cổ đông sáng lập gồm cá nhân, tổ chức.

  • Bản sao các giấy tờ pháp lý đối với cá nhân (chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu).

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc giấy tờ tương đương khác có giá trị pháp lý đối với cổ đông góp vốn là tổ chức.

Thứ ba, hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH theo mẫu quy định do Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành.

  • Điều lệ công ty.

  • Bản sao các giấy tờ pháp lý đối với cá nhân (chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu)

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc giấy tờ tương đương khác có giá trị pháp lý đối với chủ sở hữu là tổ chức.

Thứ tư, hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH theo mẫu quy định do Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành.

  • Điều lệ công ty.

  • Danh sách thành viên.

  • Bản sao các giấy tờ pháp lý đối với cá nhân (chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu).

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Quyết định thành lập hoặc giấy tờ tương đương khác có giá trị pháp lý đối với thành viên góp vốn là tổ chức.

Thứ năm, hồ sơ đối với công ty hợp danh gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định do Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành.

  • Điều lệ công ty.

  • Danh sách thành viên đối thành viên hợp danh và thành viên góp vốn (nếu có).

  • Bản sao các giấy tờ pháp lý đối với cá nhân (chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu...).

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc giấy tờ tương đương khác có giá trị pháp lý đối với tổ chức.

Trình tự, thủ tục thành lập công ty.

Trình tự thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh gồm các bước sau đây:

Bước 1, thực hiện đăng ký doanh nghiệp:

Tổ chức cá nhân đăng ký thành lập doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp thông qua người đăng ký hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện đăng ký theo phương bằng một trong các hình thức sau đây:

Đăng ký trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh (thành phố).

Đăng ký qua dịch vụ bưu chính hoặc qua mạng thông tin điện tử đây là hình thức được sử dụng ngày càng phổ biến, rộng rãi.

Bước 2, xem xét, trả kết quả hồ sơ:

Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra văn bản thông báo những nội dung cần phải sửa đổi cho người thành lập doanh nghiệp.

Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì cơ quan đăng ký sẽ ra văn bản thông báo cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do từ chối.

Bước 3, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ:

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Bước 4, khắc dấu doanh nghiệp:

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp tiến hành khắc dấu doanh nghiệp của mình và tiến hành đăng đăng tải công khai trên Cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là những điều kiện, thủ tục cơ bản để thành lập công ty mà chúng tôi – công ty luật INNOSIGHT đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những kiến thức quan trọng này sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu bạn có những thắc mắc gì liên quan đến vấn đề thành lập công ty hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất.

Nhận xét